Lịch Sử của Giáo Hội ở Việt Nam


Gordon B Hinckley

“Tôi không bênh vực cho chiến tranh từ bục giảng này. Điều đó không có một câu trả lời giản dị. Các vấn đề đều phức tạp vượt quá tầm hiểu biết. Tôi chỉ hướng sự chú ý của các anh chị em đến sợi chỉ bằng bạc đó, nhỏ nhắn nhưng rực rỡ với niềm hy vọng, rực sáng xuyên qua tấm thảm thêu tối đen của chiến tranh-cụ thể là, sự thiết lập của một đồn lũy, nhỏ bé và mỏng manh bây giờ; nhưng bằng cách nào đó, dưới những cách thức mầu nhiệm của Thượng Đế, sẽ được củng cố, và từ đó một ngày nào đó sẽ mang đến công việc lớn lao có ảnh hưởng tốt đẹp đến cuộc sống của rất nhiều con cái của Cha Thiên Thượng sinh sống ở vùng đất đó của thế giới. Tôi có một đức tin chắc chắn về điều đó.”

Anh Cả Gordon B. Hinckley Đại Hội Trung Ương Tháng Tư 1968

Elder Hanks, Hinckley, and mission president Garner

Anh Cả Marion D. Hanks, Anh Cả Gordon B. Hinckley, và Chủ tịch phái bộ truyền giáo Hồng Kông Keith Garner thăm viếng miền nam Việt Nam vào ngày 29 Tháng 10, 1966.

Elder Hanks & Hinckley 10-29-1966 Elder Hinckley in gooner bird to conference 10-29-1966 Elder Hinckley, Hanks, and Colonel Rosa 10-30-1966 brochu~4 

Những vị thẩm quyền trung ương của Giáo Hội đi thăm viếng những quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau đang phục vụ quân sự ở nhiều nơi.

 

Vào ngày 30 Tháng 10, 1966, họ tổ chức một buổi đại hội với các tín hữu của Giáo Hội tại Khách Sạn Caravelle.

 

Elder Hinckley & Hanks 10-30-1966  Elder Gordon B. Hinckley dedicates at Caravelle Hotel 10.30.66

Dưới sự cho phép trước của Chủ Tịch David O. McKay và qua sự soi dẫn của Đức Thánh Linh, Anh Cả Hinckley cung hiến mảnh đất nam Việt Nam cho công việc truyền giáo.

First Vietnamese members @ their baptism   Nguyen Cao Minh July 9 1967 Image 0019 - cropped (Chu The)  E Hanks with Vietnamese Sisters 10-30-1966

Nhiều người Việt Nam đã gia nhập Giáo Hội qua những sự nổ lực của những quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau.

W Brent Hardy  Image 001  Image 161  Image 017

W. Brent Hardy, chủ tịch phái bộ truyền giáo Hồng Kông (1968-1971), được giao phó trách nhiệm để châm sóc và thăm viếng những quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau ở Việt Nam.

Sister Vy  Interviewing Translators

Transalation meetingImage 071

Một trong những trách nhiệm của Chủ Tịch Hardy là để tìm kiếm một người phiên dịch Sách Mặc Môn và những tài liệu truyền giáo của Giáo Hội. Ông và Robert Lewis đã phỏng vấn nhiều thông dịch viên.

Image 0049

Qua những cuộc phỏng vấn, Công Tôn Nử Tường Vy đã được chọn lựa và kêu gọi làm người phiên dịch Sách Mặc Môn.

 Brother Minh, Sister Vy, & Brother The

Nguyễn Cao Minh, Công Tôn Nử Tường Vy, và Nguyễn Văn Thể được kêu gọi vào ban phiên dịch Tiếng Việt đầu tiên. Qua những nổ lực của họ, Sách Mặc Môn, Sách Giáo Lý và Giao Ước, Trân Châu Vô Giá, 13 Tín Điều, cùng nhiều tài liệu truyền giáo khác của Giáo Hội đã được phiên dịch từ Tiếng Anh qua Tiếng Việt.

  21 District Conf June 1971 w Pres Bradshaw SB Sacrament meeting

Nhiều người Việt Nam đã gia nhập giáo hội từ năm 1962-1973 qua những sự chia sẻ phúc âm của các tín hữu. Tuy nhiên vào 1973 nhiều quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau đã trở về quốc gia của họ. Vì vậy chủ tịch phái bộ truyền giáo Hồng Kông, William Bradshaw (1971-1974), đề nghị với Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cho phép ông đem những người truyền giáo tròn thời gian vào Việt Nam để giúp đở trong công việc truyền giáo và phát triển chi nhánh Sài Gòn lúc bấy giờ.

Missionaries 3

Chủ tịch Bradshaw nhận được một lá thư từ Anh Cả Gordon B. Hinckley viết vào ngày 13 Tháng 3 năm 1973 cho phép chủ tịch để đem bốn người truyền giáo trọn thời gian vào Sài Gòn. Anh Cả Hinckley đưa ra sáu điều kiện cho chủ tịch Bradshaw để hoàn thành trước khi ông làm điều này. Chủ tịch Bradshaw chọn lựa bốn người truyền giáo có tín đáng tin cậy và kêu gọi họ để phục vụ ở Sài Gòn. Bốn Anh Cả này là James L. Christensen, David T. Posey, Colin B. Van Orman, và Richard C. Holloman (cùng với chủ tịch Bradshaw trong bức hình).

 Image 0004  Image 0001

 Image 0002  Image 0101    First Missionaries  Image 0108

Vào ngày 6 Tháng Tư năm 1973, Chủ Tịch Bradshaw và người vợ của ông, Marge G. Bradshaw, đi cùng với bốn người truyền giáo tới Việt Nam. Họ đưa những người truyền giáo tới tham quan trên nóc của khách sạn Caravelle, nơi mà trước đó hơn sáu năm Anh Cả Gordon B. Hinckley đã cung hiến miền nam Việt Nam cho công việc truyền giáo.

   Image 0019   Missionaries 4   Image 0012  Saigon Branch missionaries withe Pres The

Từ Tháng Tư năm 1973 tới Tháng Tư năm 1975, thêm mười một người truyền giáo khác đã được kêu gọi phục vụ trong chi nhánh Sài Gòn. Tên của họ là: Corey D. Anderson, Richard S. Bowman, Derrell S. Elmer, Dale B. Guest, Milton Harris, Blaine L. Hart, Lewis A. Hassell, Benjamin F. Jones, Marvin Labrie, Dee Oviatt, và Robert Collette.

 Miners family Image 0059Image 0065Image 0066 Image 0067 Image 0075 SB Sacrament meeting Dec 1973-3 SB Sacrament meeting Dec 1973-2 Image 0002 Image 0089 Sunday school class  Image 0095

Qua sự tận tụy làm việc của những Anh Cả, chi nhánh Sài Gòn phát triển mau lẹ. Nhiều gia đình đã gia nhập giáo hội.

 Elder Dee Oviatt    Elder Richard S. Bowman

Tuy nhiên vào đầu Tháng Tư năm 1975, chiến tranh ở Việt Nam xắp sửa chấm dứt. Ngoài Anh Cả Oviat và Bowman ra, tất cả những anh cả đều được kêu gọi trở về Hồng Kông. Anh Cả Oviat và Bowman ở lại Sài Gòn để giúp đở chủ tịch Thể và những tín hữu của chi nhánh. Họ cũng trở về Hồng Kông khoản một tuần sau đó đem theo với họ những tài liệu đã được phiên dịch và danh sách các tín hữu.

Image 0019 - cropped (Chu The)  Saigon Chapel 4

Vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975, chiến tranh ở Việt Nam chấm dứt. Khoảng phân nửa các tín hữu của chi nhánh Sài Gòn di cư đến Hoa Kỳ ở trại tị nạn Pendleton tiểu ban California. Phân nửa tín hữu còn ở lại. Dù rằng chủ tịch Nguyển Văn Thể được ưu tiên để đi trước, chủ tịch đã quyết định ở lại để giúp đở các gia đình tín hữu khác để di cư. Chủ tịch Thể đã ở trong trại cải tạo từ 1975 tới 1977. Ông được đoàn tụ với gia đình ở Utah vào ngày 16 Tháng Giêng năm 1978.

 members at camp pendleton DM-ST-86-07508

Camp Pendleton Ca May 1975a  members at camp pendleton 2

Đa số những tính hữu của chi nhánh Sài Gòn được đến trại tị nạn Pendleton California. Họ sống ở đó cho một thời gia để chờ đợi được định cư.

The Miners Family with Pres & Sis Kimball Minh Miner baptizing investigator 1 baptism Camp Pendleton

Chủ tịch Spencer W. Kimball cùng người vợ của ông đi thăm viếng những tín hữu ở trại Pendleton. Trong lúc ở trong trại tị nạn Minh Miner làm lể báp têm cho một người bạn của mình.

Trần Ngọc Xuân 2   Bác Xuân letter 1  Virgil Kovalenko

 Bác Xuân letter 2

Từ năm 1975 tới 1982 không có một sự liên lạc giửa giáo hội ở thành phố Salt Lake với các tín hữu ở Việt Nam. Giáo Hội vào thời gian đó tin rằng những tín hữu của chi nhánh Sài Gòn đã di cư đến nước Hoa Kỳ. Nhưng vào Tháng Tư 1982, Virgil N. Kovalenko nhận được một lá thư từ Trần Thị Xuân.

Nguyển Ngọc Thạch family Bien Hoa group    

Trần Thị Xuân là người vợ của Nguyễn Ngọc Thạch. Nguyễn Ngọc Thạch học hỏi về phúc âm và Giáo Hội qua những sự tiếp súc với Nguyễn Cao Minh và những quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau sống ở trại không quân Biên Hòa. Anh được báp têm vào ngày 20 tháng 2 năm 1970 ở tại chi nhánh.

Bien Hoa chapel  Virgil Kovalenko next to jeep

gia dinh Thach  Bien Hoa meeting

Vào năm 1971, Virgil N. Kovalenko tới phục vụ quân sự ở Biên Hòa và được giao phó trách nhiệm là thầy giảng tại gia cho gia đình của Anh Chị Thạch. Những quân nhân Thánh Hữu Ngày Sau ở Biên Hòa đã lập một lời hứa vào ngày 24 Tháng Bảy năm 1971 rằng họ sẽ giúp đở gia đình Anh Chị Thạch một ngày nào đó trong tương lai được kết hôn trong đền thờ của Chúa.